[tintuc]
Hiện ở Việt Nam có 2 giống cừu phổ biến nuôi lấy lông
[/tintuc]
Một là, cừu bản địa Ninh Thuận có đặc điểm đáng chú ý là đuôi của giống cừu này không bao giờ vượt quá khuỷu chân, lông của cừu không nhiều và ngắn thích nghi với điều kiện nắng nóng, khô hạn. Đa số có sắc lông trắng (80%), một số có sắc lông nâu trắng hoặc nâu đen (20%), lông kim ngắn và lông phơ xoăn dài. Trọng lượng trưởng thành con cái 34kg, con đực 42kg.
Hai là, cừu canada có mặt và 4 chân màu trắng, mình phủ lông đen xoăn dài trắng nhạt, đầu đen, thô, tai to trung bình và thẳng, bốn chân thẳng, săn chắc. Là giống cừu hướng thịt, cừu có khả năng tăng trọng tốt, cừu cái trưởng thành 54kg, cừu đực trưởng thành 75kg.
Cừu lấy lông có bao nhiêu nhóm lông
Dựa vào đặc điểm lông người ta chia cừu thành 2 nhóm: nhóm lông tơi và nhóm lông bện.
Trong đó, nhóm lông tơi có lông bụng xốp, dài mềm, mượt, luôn duỗi thẳng, các lông không dính vào với nhau không tạo mảng, lông dài đổ rẽ sang 2 bên sườn.
Lông thường có màu trắng ngà vàng, một số đốm sáng hoặc nâu, một số ít có màu xám. Cừu có ngoại hình cân đối đầu cổ, chân bình thường, không dị tật bầu vú và dịch hoàn cân đối.
Còn nhóm lông bện có lông xoăn nhiều nếp gấp, lông thường thô, ráp và xoắn lại với nhau tạo những mảng lông lớn và dày trên cơ thể.
Lông cũng tương tự như nhóm cừu lông tơi, cũng có 3 màu, chủ yếu là màu trắng ngà vàng, trắng đốm nâu hay xám và màu xám. Cừu có ngoại hình cân đối đầu cổ, chân bình thường, không dị tật bầu vú và dịch hoàn cân đều.
Nuôi cừu lấy lông ở Việt Nam
Trung bình, mỗi ngày một con cừu ăn hết 4 cân lá kèm theo những thức ăn phụ thêm như cám, ngô… Cừu thường ít bệnh tật, chỉ cần chuồng trại cao ráo, sạch sẽ và được chăn thả tự do, sức đề kháng của chúng sẽ rất cao. Ở những vùng lạnh, người ta nuôi cừu lấy lông là chính còn ở những nước nhiệt đới như ở Việt Nam, cừu thường được nuôi để lấy thịt và lấy da.