[tintuc]

Cừu sinh trưởng và phát triển tốt phụ thuộc nhiều vào điều kiện, môi trường sống do đó làm chuồng là bước quan trọng, là tiền đề cho quyết định lớn đến mức độ thành công khi nuôi cừu. Bà con nên nắm rõ kỹ thuật làm chuồng nuôi cừu để đạt hiệu quả cao, đảm bảo cho cừu được nuôi trong môi trường an toàn, khỏe mạnh, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị bệnh tật và đạt được năng suất nuôi cao
Cách làm chuồng trại nuôi cừu đơn giản hiệu quả chi phí thấp
Cách làm chuồng trại nuôi cừu đơn giản hiệu quả chi phí thấp
I/ TẠI SAO PHẢI LÀM CHUỒNG TRẠI NUÔI CỪU ??

Câu hỏi : Chào các bác! Mình thấy các nước họ nuôi cừu không cần làm chuồng. Họ chỉ cần một mái che đủ rộng để che mưa, che nắng, gió là được. Ngoài ra thì còn có sân chơi rất rộng. Bác nào biết cách làm này có ưu và nhược điểm gì không? Ở Việt Nam liệu có thể làm theo cách này được không?

Trả lời : Ở Việt Nam, trâu bò không cần làm chuồng quá cầu kỳ nhưng với cừu thì ngược lại chuồng cừu cực kỳ quan trọng, làm chuồng mục đích là tránh bệnh cho cừu. Chuồng cừu làm sàn cách mặt đất khoảng 70-80cm hoặc hơn. Có mái che nắng che mưa, có bệ cao để dễ dàng vệ sinh. 

Có chỗ để nước và đồ ăn. Chiều dài của máng ăn đủ cho tất cả cừu ăn. Và có một dải phân cách để ngăn chặn những chú cừu mạnh hơn tranh giành thức ăn. Và nếu có thể, nên chia chuồng riêng để nuôi cừu già, cừu tơ. Ở cừu già, khoảng cách là 1,5 cm, ở cừu nhỏ là 1,3 cm để phân và nước tiểu rơi xuống đất. Sàn chuồng sẽ khô ráo và sạch sẽ. Bao gồm cả việc giúp ngăn ngừa ký sinh trùng có thể thoát ra ngoài qua phân. Và thu gom phân chuồng dưới chuồng để làm phân bón.

Vậy làm chuồng cừu không ngoài mục đích quan trọng đó là nơi để cừu tránh mưa, tránh nắng, tiến hành phối giống và sinh đẻ.

II/ CHUỒNG TRẠI NUÔI CỪU CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU GÌ ?

Khi làm chuồng trại nuôi cừu, cần tuân thủ để đảm bảo cho chuồng đáp ứng có một môi trường sống khỏe mạnh, an toàn, thoải mái. Các yếu tố đó bao gồm như sau

  • Chuồng trại phải đảm bảo đủ không gian cho cừu ở một khoảng diện tích tối thiểu để chúng cảm thấy thoải mái, vận động tự nhiên. 
  • Chuồng trại phải được xây dựng bằng vật liệu chắc chắn, không gây nguy hiểm cho cừu. Vật liệu tốt nhất để xây chuồng cừu là bê tông, gạch, đá, sắt… 
  • Chuồng trại cần có đủ ánh sáng tự nhiên, phải được bố trí sao cho dễ dàng vệ sinh, đảm bảo an toàn cho người chăm sóc và giúp giảm bệnh tật lây lan của vi khuẩn.
III/ NHỮNG KIỂU CHUỒNG CỪU PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Chuồng cừu ở nước ta được thiết kế dựa theo quy mô bầy đàn và địa hình nên có rất nhiều kiểu chuồng khác nhau. Cụ thể, chuồng nuôi cừu có:

- Chuồng trệt không chia ngăn.

- Chuồng sàn không chia ngăn.

- Chuồng sàn có chia ngăn.

- Chuồng riêng lẻ (chuồng đơn)

- Chuồng nhốt chung trong một khu rào.

Kiểu chuồng nuôi phổ biến nhất hiện nay có chuồng sàn không chia ngăn và chuồng sàn có chia ngăn.
Với kiểu chuồng chia ngăn áp dụng khi nuôi cừu lấy sữa, cừu hậu bị và nuôi cừu con. Còn chuồng không chia ngăn thường áp dụng để nuôi cừu lấy thịt.
Cách làm chuồng trại nuôi cừu đơn giản hiệu quả chi phí thấp

IV/ KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG TRẠI NUÔI CỪU

– Vị trí và diện tích chuồng cừu

Cừu là động vật hiếu động, thích ở những môi trường cao ráo, thoáng mát. Chuồng nên xây cao cách mặt đất 60-80 cm. Chuồng cừu không nên làm gần nhà hoặc quá xa nhà vì khó chăm sóc và quản lý, tránh đường đi, các khu nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, sông ngòi, xung quanh có cây xanh bóng mát... tránh ô nhiễm môi trường sống. Mặt khác cũng không nên làm quá xa vì khó chăm sóc và quản lý.

Diện tích chuồng nuôi cừu sẽ phụ thuộc vào số lượng đàn cừu của bà con. Thường thì diện tích 1m vuông cho một con cừu là đủ. Nếu bạn có ý định nuôi 100 con cừu thì chỉ cần làm diện tích là 100m vuông là vừa khớp

– Hướng chuồng và sân chơi 

Hướng chuồng cừu tốt nhất nên làm hướng Đông hoặc Đông Nam. Có khi nào bạn tự hỏi tại sao không phải hướng tây và hướng bắc không ? Sau đây là lý do 

  • Vào mùa hè chuồng được mát mẻ, tránh gió lào thổi và ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào chuồng
  • Vào mùa đông chuồng luôn được ấm cúng tránh được gió mùa Đông Bắc, dễ che chắn gió lùa. 
  • Vào buổi sáng, ánh nắng chiếu nhẹ kích thích đàn cừu phát triển và tiêu hóa tốt, cừu lớn nhanh, chuồng cũng khô thoáng và hạn chế vi rút, vi khuẩn gây bệnh.
Cừu có sân chơi giúp bà con quản lý phối giống hiệu quả hơn nhưng cần làm thêm hàng rào  kiên cố đảm bảo đàn cừu không nhảy ra ngoài.  Yêu cầu tối thiểu sân chơi rộng đảm bảo 2 – 5 con/m2, nền đất hoặc láng nền xi măng, nằm xác với chuồng nuôi

– Vật liệu làm chuồng và khung chuồng

Nếu quy mô nhỏ, bà con có thể dùng những vật liệu sẵn có từ địa phương như tre, nứa, lá dừa, lá tranh,... để làm chuồng. Quy mô lớn hơn, nuôi cừu công nghiệp bà con đầu tư xây gạch, bê tông, dùng tấm lợp, lưới thép,... Đảm bảo chuồng trại luôn được chắc chắn, chịu lực tốt.

Khung chuồng nuôi cừu sử dụng bằng gỗ, tre hoặc đổ cột bê tông xi măng đảm bảo độ kiên cố, chắc chắn. Phía dưới chân trụ phải có một chân đỡ được kê cao khoảng 50 – 70cm làm bằng gạch trát xi măng hoặc đá to, xây dựng kiên cố, chắc chắn tránh ẩm mốc, mối mọt hay những tác động từ thời tiết. Phía dưới cần có dầm đáy, bên cạnh là các xà dọc, xà ngang chắc chắn.

– Thành chuồng và cửa chuồng

Thành chuồng được lắp đặt kiên cố, quay xung quay sàn chuồng để bảo vệ, giúp cừu không chạy đi chạy lại ra bên ngoài.Thành chuồng cừu bà con thường sử dụng những vật liệu như:  tre luồng, thanh gỗ, xây bằng gạch, dùng lưới sắt B40 hoặc gỗ đóng thành nan dọc nhưng không quá rộng, các nan chỉ nên cách nhau từ 6 – 10cm để cừu không chui qua. Thành chuồng làm cao ít nhất 1,2 - 1,8m chắc chắn, bề mặt nhẵn mịn để không làm cừu tổn thương, xây xước khiến cừu cảm thấy khó chịu.

Để thuận tiện trong việc xuất bán, dễ đóng mở, cách ly, thay đổi chuồng nuôi (nhất là cừu đang mang thai ) hoặc kết hợp thả ra sân chơi thì cách làm chuồng cừu đúng kỹ thuật đòi hỏi phải có cửa chuồng lên xuống. Cửa chuồng có bậc thang gỗ lên xuống cho cừu phải rộng từ 60 – 80cm, cao 1-1,2m bộ phận này cũng sử dụng tre, gỗ giúp cừu đi lại dễ dàng, không bị cọ sát vào tường

– Mái chuồng và nền chuồng

Làm mái chuồng đạt các yêu cầu: Mái chuồng làm theo kiểu 2 trái có nóc ở giữa. Mái chuồng làm bằng lá cọ, lá tranh, lá dừa, lợp ngói hay fibro xi măng... mái phải nhô ra khỏi ít nhất 60 – 80cm có độ dốc vừa phải để tránh gió lùa, thoáng, dễ thoát nước, tránh mưa hắt hay nắng chiếu trực tiếp vào.

Nền chuồng phía dưới có thể láng xi măng phẳng có độ dốc 3 - 5% nghiêng về hướng cống thoát chất thải chảy theo một chiều có độ dốc nhất định để dẫn nước tiểu và phân về hố thu gom nhằm tiện lợi trong quá trình vệ sinh và xử lý tránh làm ô nhiễm môi trường, hạn chế sản sinh vi khuẩn gây bệnh. 

– Sàn chuồng và máng ăn

Sàn nuôi là vị trí rất quan trọng để nuôi nhốt cừu. Để làm sàn nuôi cừu bà con thường sử dụng những vật liệu quen thuộc như:  gỗ, tre hay sàn nhựa. Điều kiện đầu tiên khi làm sàn chuồng cừu là tất cả các loại sàn khác đều cần làm bằng phẳng. Hiện nay có 3 loại sàn chuồng phổ biến hiện nay như sau

  • Sàn chuồng bằng gỗ :  bà con lựa những thanh gỗ phẳng, nhẵn mịn. gỗ bản rộng 2,5 x 3cm và xếp lại gần nhau. Mỗi tấm cách nhau 1 - 1,5cm đủ độ rộng để lọt chất thải mà vẫn không lọt chân cừu.
  • Sàn chuồng bằng tre :  bà con nên chọn cây tre thẳng, cho cật tre hướng lên làm mặt trên. Sàn sẽ trơn phẳng thuận lợi khi thoát chất thải, tránh đọng phân hay nước thải.
  • Sàn chuồng bằng nhựa : bà con sử dụng những tấm nhựa lót chuồng được sản xuất sẵn lắp ghép vào với nhau. Sàn nhựa nuôi cừu tổng hợp được cả những ưu điểm của hai loại sàn gỗ và sàn tre. 
Máng ăn nên treo bên ngoài vách ngăn có chiều cao vừa tầm 35 – 50cm phù hợp đàn cừu đưa đầu ra ngoài khi ăn.

  • Máng ăn thức ăn thô : Đóng  với chiều cao 0,15 – 0,25m, rộng 0,2 – 0,25m, chiều dài tùy theo kích thước ô chuồng nuôi. Đáy máng khoảng 20 - 30 cm, thành ngoài khoảng 30 – 40cm, thành trong khoảng 20 – 30cm. Chiều dài máng tùy vào từng kiểu chuồng.
  • Máng ăn để thức ăn tinh : nên dùng xô chậu hoặc gỗ ván kín, chắc chắn không dễ nứt vỡ.
  • Máng uống cho cừu : thì bà con có thể dùng xô chậu gắn chặt vào vách chuồng. Ngoài ra, bà con cũng có thể đặt lu lớn ngoài sân chơi cho cừu uống.
Cách làm chuồng trại nuôi cừu đơn giản hiệu quả chi phí thấp

V/ ĐỊA CHỈ BÁN CỪU GIỐNG TỐT NHẤT

Bạn đang phân vân giữa vô vàn câu hỏi cừu giống giá bao nhiêu?cừu giống bao nhiêu tiền 1kg? Mua cừu giống ở đâu uy tín, giá tốt thì đừng bỏ qua địa chỉ Công Ty Giống Tiến Đạt nhé. Nơi đây là địa chỉ bán dê giống uy tín, chất lượng cao mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng. 

Các giống cừu tại Công Ty Giống Tiến Đạt đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được khai thác trên quy trình khép kín, đạt tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh chuồng trại và được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

Nếu bạn đang phân vân và không biết lựa chọn địa chỉ nào mua cừu giống hoặc chưa biết kỹ thuật nuôi cừu, bạn cần được tư vấn hãy liên hệ ngay qua số tổng đài của công ty nhé !
 
Công Ty Giống Tiến Đạt chúng tôi chuyên cung cấp các loại dê giống, cừu giống, heo giống và hạt giống cỏ chăn nuôi giá rẻ nhất uy tín chất lượng giao hàng toàn quốc.

>>>Xem thêm bảng giá cừu MỚI NHẤT : https://www.tiendat789.com/2018/01/bang-gia-de-giong-cuu-giong.html

Liên hệ ngay để được giá tốt nhất : 0938.897.099 A. vinh

[/tintuc]

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm