[tintuc]
Trong chăn nuôi dê hiện nay, việc thực hiện phòng ngừa bệnh cho dê có vai trò quan trọng, giúp bảo hộ cho dê trước nhiều mối nguy hiểm làm thiệt hại về kinh tế. Phòng ngừa các bệnh cho dê khi khởi nghiệp được chia sẽ ngay trong bài viết sau đây

Phòng ngừa các bệnh cho dê khi khởi nghiệp
Phòng ngừa các bệnh cho dê khi khởi nghiệp
Để phòng ngừa các bệnh cho dê trong quá trình nuôi và chăm sóc cần hết sức chú ý những điều quan trong sau đây :

Thứ nhất :  Chuồng trại nuôi dê

Chuồng nuôi phải rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ giúp phòng ngừa các bệnh cho dê, và lại còn dễ dàng dọn dẹp vệ sinh, thuận tiện trong việc chăm sóc dê con và dê mẹ sau khi sinh. Ngoài ra, biện pháp phòng ngừa các bệnh cho dê đặc biệt quan trọng không thể không làm đó là cần loại bỏ thức ăn thừa sau một ngày khỏi máng thức ăn, nước uống bởi thức ăn sẽ mất dần vị ngon và chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, bạn cần phải sử dụng thức ăn càng sớm càng tốt. 

Định kỳ phải quét dọn và vệ sinh, phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại bằng các loại hóa chất, việc này giúp phòng ngừa các bệnh cho dê có hiệu quả đáng kể khoảng 90% tiêu diệt vi khuẩn vô hình.  Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sát trùng thông thường như: Han Iodin 10% ( lưu ý khi phun pha với nước thành dung dịch 1%, phun ở chuồng không có dê; pha nồng độ 0,5% phun ở chuồng đang có dê). Điều này giúp hạn chế vi khuẩn, hạn chế mầm bệnh  virut sinh sôi, phát triển 

Thứ hai : khi bắt đầu mua dê về chuồng

Khi dê mới mua về, để phòng ngừa các bệnh cho dê cần cho dê thích nghi từ từ, không để dê thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột. Lưu ý không nên dùng nước tắm ngay để tránh cho dê bị cảm do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Trường hợp trong đàn dê khi vận chuyển về thấy có biểu hiện bệnh không bình thường (ủ rũ, thở gấp, ho, sốt, đi đứng không bình thường...) cần tách riêng để theo dõi điều trị đến khi trở lại bình thường mới cho nhập đàn. 

Cho dê uống nước sạch, sau đó cho ăn ½ mức ăn so với mức ăn bình thường trong ngày thứ nhất, ngày thứ 2 cho ăn tăng dần mức ăn và  sau 3 ngày mới cho ăn mức đầy đủ theo nhu cầu và cho ăn 3-4 lần trong ngày. Nuôi cách ly 15- 20 ngày, đàn dê hoàn toàn khỏe mạnh mới cho nhập đàn. Nếu đàn dê bị ốm trong thời gian nuôi cách ly cần điều trị khỏi hoàn toàn mới cho nhập đàn.
Phòng ngừa các bệnh cho dê khi khởi nghiệp
Phòng ngừa các bệnh cho dê khi khởi nghiệp
Thứ ba : theo dõi đàn dê

Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn dê, phát hiện sớm và phòng ngừa các bệnh cho dê con bị ốm để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan. Đặc biệt với các bệnh đường hô hấp và tiêu hoá, cách phòng ngừa các bệnh cho dê linh động đó là chủ động cho dê uống thuốc ở liều phòng bệnh khi thời tiết thay đổi. Khi có dê bị ốm, chết cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Thứ tư : tiêm phòng định kỳ cho dê

- Cách miễn dịch tốt nhất và nhanh nhất giúp phòng ngừa các bệnh cho dê đó là vac xin. Bà con chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để nâng cao sức đề kháng cho dê, đặc biệt là dê mới tái đàn. Quy trình tiêm chủng phòng ngừa các bệnh cho dê đúng chuẩn bắt buộc phải mỗi năm tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng. 

- Đối với dê tiêm các loại vắc xin bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng, viêm ruột ngoại tử, bệnh đậu dê trong đó nguy hiểm và hay diễn biến nhất đó là bệnh tụ huyết trùng, bà con cần lưu ý. Chú ý: dê khoẻ mạnh mới tiêm phòng. Thời điểm tiêm phòng tốt nhất vào sáng sớm và chiều mát để đảm bảo chất lượng vắcxin, tránh phản ứng, tạo miễm dịch tốt cho con dê




[/tintuc]

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm