[tintuc]
Dê rất dễ nuôi. Chúng ít bệnh tật mà lại mắn đẻ nên đàn dê tăng rất nhanh. Người ít vốn cũng nuôi được dê. Nuôi dê cũng tốn ít công sức mà lại thu hồi vốn nhanh, hiệu quả kinh tế rất rõ ràng. Trung bình mỗi năm có thể thu nhập 40 – 50 triệu đồng.

Nếu có ý định nuôi dê thịt, sau  đây là những việc bạn cần phải chuẩn bị.trước như sau

Nuôi dê thịt cần chuẩn bị trước những gì

1. Có những giống dê nào

Trước khi bắt tay vào nuôi dê thịt , cần tìm hiểu có những giống dê nào trên thị trường. Hiện nay, có 2 giống dê được nhiều địa phương lựa chọn chăn nuôi là dê Bách Thảo và dê Boer. Mỗi giống có những ưu nhược điểm, và phù hợp với từng vùng riêng.

Giống dê Boer

Dê Boer hay còn gọi là Dê Nam Phi, có nguồn gốc từ Nam Phi du nhập vào nước ta. Đặc điểm của loài dê này là lớn rất nhanh, cho lượng thịt lớn, đồng thời thịt chứa lượng mỡ cao. Trung bình, một con dê Boer trưởng thành nặng khoảng 100kg và cho ra hơn 40kg thịt.

Một đặc tính nữa của loại dê này là mắn đẻ và nuôi con khá giỏi. Dê cái động đực lần đầu tiên từ khi 5-7 tháng tuổi. Tuy nhiên, để phối giống phải chờ đến khoảng 15 tháng tuổi, lúc này trọng lượng của dê cái khoảng 30-40kg. Chu kỳ động đực kéo dài khoảng 18-21 ngày.

Thời gian mang thai từ 145 – 155 ngày. Lần đầu tiên thường sinh 1 con, những lần sau sinh khoảng 2-3 con tùy theo. Trung bình trong 1 đàn, 1 con dê đực có thể quản lý và phối giống 25-30 con dê cái.

Giống dê Bách Thảo

Dê Bách Thảo được cho là có nguồn gốc từ tỉnh Ninh Thuận. Là loài dê thuần Việt, có khả năng cung cấp cả thịt và sữa.

Dê Bách Thảo có kích thước lớn hơn so với dê cỏ. Một con đực trưởng thành nặng khoảng 75 – 80kg, chiều cao khoảng 85 – 90cm. Con cái nhỏ hơn, có trọng lượng 40 – 45kg, cao khoảng 65 – 70cm.

2. Lưu ý khi chọn giống dê

Để có một đàn dê khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển đàn nhanh thì việc lựa chọn dê giống khá quan trọng.

Đối với dê đực, bà con nên lựa chọn những con có ngoại hình khỏe mạnh, vạm vỡ. Đồng thời 4 chi vững chắc, hăng hái, nhanh nhẹn và có 2 quả tinh hoàn to đều.

Đối với dê cái, chọn những con có thân hình nở nang cân đối, bộ lông bóng mềm, có ngực sâu kèm bầu vú nở rộng. Ưu tiên chọn những con mà quanh khu vực bầu vú có nhiều mạch máu nổi nhìn rõ được. Nếu có thể, hãy chọn những con dê cái có quá trình sinh trưởng và phát triển vượt trội hơn từ lúc sinh đến khi trưởng thành.

3. Hướng dẫn làm chuồng nuôi dê

Nhìn chung, làm chuồng nuôi dê thịt hay dê sinh sản đều có đặc điểm chung về hướng chuồng, nền và sàn chuồng.

Chuồng nên xoay hướng Đông Nam hoặc hướng chính Nam, nơi mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Không nên làm chuồng xoay hướng Bắc, dễ làm dê bị nhiễm lạnh. Nên làm mặt chuồng cách sàn khoảng 0,7m – 1m. Mặt sàn làm bằng tre hoặc nứa, để tạo những khe hở đủ để phân dê lọt xuống khe. Cố gắng giữ nền chuồng luôn sạch sẽ, khô thoáng.

Về mật độ thả dê, bà con lưu ý với dê con nên để mật độ 0,5m2/con. Đối với dê trưởng thành nên để 3m2/con. Lắp đặt các dụng cụ cho dê ăn uống, đảm bảo thức ăn thừa không bị rơi vãi ra mặt sàn dẫn đến ẩm mốc và bệnh tật phát sinh.



[/tintuc]

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm